12 yếu tố xúc tác dẫn tới sự bùng nổ của thị trường chứng khoán từ năm 1982 đến năm 2000

Rome không xây nên trong một ngày, và cũng không bị phá hủy bởi một điềm rủi bất ngờ. Mà nhiều khả năng, nó đã sụp đổ do sự tổng hòa của nhiều yếu tố. Có cái lớn và có cái nhỏ, có cái xa xôi và có cái tức thì, tất cả hợp lại với nhau để gây biến cố lớn. Sự mơ hồ khiến những người tin vào chứng cứ khoa học như chúng ta cảm thấy không thỏa mãn, đặc biệt là khi khó xác định và cô lập các yếu tố xúc tác lúc bắt đầu điều tra. Nhưng đó là bản chất của lịch sử, và sự mơ hồ như vậy minh chứng cho việc tìm kiếm liên tục các thông tin mới và tốt hơn để phơi bày ít nhất là các tình trạng tổng thể của quan hệ nhân quả.

Hiểu được các yếu tố xúc tác khiến thị trường di chuyển vô cùng khó khăn vì thời gian của các sự kiện lớn của thị trường có xu hướng không được ăn khớp về mặt thời gian với các yếu tố xúc tác. Các yếu tố xúc tác thường có xu hướng thu hút sự chú ý của công chúng trong trung hạn chỉ sau khi chúng đã tồn tại trong một thời gian dài. Nhưng chúng ta phải xem xét các yếu tố xúc tác nếu chúng ta muốn hiểu lý do tại sao thị trường biến chuyển.

Sự xuất hiện của Internet tại thời điểm tăng trưởng thu nhập vững chắc

Internet và World Wide Web đã xâm chiếm ngôi nhà của chúng ta trong nửa cuối thập niên 1990, khiến chúng ta ý thức sâu sắc về tốc độ thay đổi công nghệ. World Wide Web xuất hiện lần đầu tiên trên bản tin vào tháng 11 năm 1993. Trình duyệt web Mosaic lần đầu tiên ra mắt công chúng vào tháng 2 năm 1994. Những ngày này đánh dấu sự tiếp xúc đầu tiên của công chúng với Internet, khi chỉ có một vài người truy cập vào nó. Một số lượng lớn người dùng đáng kể đã không biết đến web cho đến mãi năm 1997 và sau đó, đánh dấu những năm mà chỉ số giá cổ phiếu NASDAQ (lúc đó còn chịu ảnh hưởng nặng nề từ các cổ phiếu startup công nghệ cao hơn so với ngày nay), tăng gấp ba lần cho đến cuối năm 1999, và tỉ lệ PE đã cất cánh vào địa hạt chưa từng ai đặt chân đến.

Công nghệ Internet khác thường ở chỗ nó là nguồn giải trí và mối bận tâm cho tất cả chúng ta, mà thực sự là cho cả gia đình. Theo nghĩa này, nó có thể đóng vai trò quan trọng như máy tính cá nhân hoặc trước đó là truyền hình. Trên thực tế, ấn tượng mà nó truyền tải về một tương lai thay đổi thậm chí còn sống động hơn so với những gì được tạo ra khi tivi hoặc máy tính cá nhân phổ biến ở các hộ gia đình. Sử dụng Internet mang lại cho mọi người cảm giác làm chủ thế giới. Họ có thể “lang thang” trên thế giới và hoàn thành các nhiệm vụ mà trước đây không thể thực hiện được. Họ thậm chí có thể đưa lên một trang web và trở thành một nhân tố trong nền kinh tế thế giới. Ngược lại, sự ra đời của truyền hình khiến chúng trở thành những máy thu giải trí thụ động, còn máy tính cá nhân mà hầu hết mọi người sử dụng trước khi Internet ra đời chủ yếu là máy đánh chữ và máy chơi pinball công nghệ cao.

12 yếu tố xúc tác dẫn tới sự bùng nổ của thị trường chứng khoán từ năm 1982 đến năm 2000 - Phần 1

Bởi vì ấn tượng cá nhân sống động và ngay lập tức mà Internet tạo ra, mọi người cảm thấy rất hợp lý khi cho rằng nó cũng có tầm quan trọng kinh tế lớn lao tương tự. Thật dễ dàng để tưởng tượng viễn cảnh của những tiến bộ trong công nghệ này, dễ hơn nhiều so với việc tưởng tượng kết quả tương lai của công nghệ đóng tàu được cải tiến hoặc những phát triển mới trong khoa học vật liệu. Đơn giản là hầu hết chúng ta không nghe nhiều về nghiên cứu trong các lĩnh vực đó.

Sự xuất hiện của sự tăng trưởng lợi nhuận ngoạn mục trong thời điểm (mặc dù không có liên quan gì với Internet) này trùng khớp với sự xuất hiện của một công nghệ mới đầy kịch tính như Internet đã tạo ra một ấn tượng trong công chúng rằng hai sự kiện này có mối liên hệ nào đó. Mối liên kết công khai của các yếu tố song sinh giữa sự bùng nổ Internet và tăng trưởng lợi nhuận, lại đặc biệt mạnh mẽ vì năm 2000 là thềm thiên niên kỷ mới cùng nhiều thảo luận mang tính lạc quan về tương lai. Tất nhiên Internet là một tiến bộ công nghệ quan trọng theo cách riêng của nó, và nó, cũng như các phát triển khác về công nghệ máy tính và robot, hứa hẹn sẽ có tác động mạnh mẽ và không thể đoán trước đối với tương lai của chúng ta. Nhưng người ta nên đặt câu hỏi về tác động của Internet và cuộc cách mạng máy tính đối với việc định giá các tập đoàn hiện tại của Hoa Kỳ. Công nghệ mới sẽ luôn ảnh hưởng đến thị trường, nhưng liệu nó có thực sự làm tăng giá trị của các công ty hiện tại hay không, khi mà các công ty hiện tại không có độc quyền về công nghệ mới? Sự ra đời của Internet có làm tăng định giá của chỉ số Dow, nên nhớ lúc bấy giờ Dow không bao gồm các cổ phiếu Internet?

Quan niệm rằng các công ty hiện tại sẽ được hưởng lợi từ cuộc cách mạng Internet được tin tưởng bởi những câu chuyện của E*Trade.com, Amazon.com và những công ty mới nổi khác, thậm chí không tồn tại nổi đến vài năm trước cột mốc 2000. Mọi người có thể đã nghĩ vẫn còn nhiều công ty mới sẽ xuất hiện trong tương lai, ở Hoa Kỳ và nước ngoài, và những công ty này sẽ cạnh tranh với các công ty mà họ đầu tư vào cuối những năm 1990. Nói một cách đơn giản, hiệu quả của công nghệ mới đối với các công ty hiện tại có thể đi theo hai hướng: nó có thể tăng hoặc giảm lợi nhuận của các công ty này.

Tuy nhiên, điều gây ra sự bùng nổ của thị trường chứng khoán không phải bản thân cuộc cách mạng Internet vốn khó định lượng, mà là những ấn tượng của công chúng được tạo ra từ cuộc cách mạng. Phản ứng của công chúng bị ảnh hưởng bởi tính có vẻ hợp lý dựa trên trực giác về truyền thuyết Internet, và tính hợp lý này cuối cùng bị ảnh hưởng dễ dàng từ các ví dụ hoặc lập luận xuất hiện trong tâm trí. Nếu chúng ta thường xuyên dành thời gian trên Internet, những ví dụ này lại càng thường trực dễ dàng.

Chiến thắng huân hoan và sự suy giảm của các đối thủ kinh tế nước ngoài

12 yếu tố xúc tác dẫn tới sự bùng nổ của thị trường chứng khoán từ năm 1982 đến năm 2000 - Phần 1

Vào cuối những năm 1990, trước đỉnh năm 2000 của thị trường chứng khoán, hầu hết các quốc gia khác dường như bắt chước hệ thống kinh tế phương Tây. Chế độ cộng sản Trung Quốc đã mở cửa thị trường từ cuối những năm 1970. Sự chịu đựng ngày một tăng của các thị trường tự do ở Liên Xô lên đến đỉnh điểm với sự tan rã của chế độ này vào năm 1991 và phân thành các quốc gia nhỏ hơn, theo định hướng thị trường. Thế giới dường như đang thay đổi theo chúng ta (nước Mỹ), và do đó, chúng ta nghiễm nhiên cho rằng thị trường chứng khoán Hoa Kỳ nên được định giá cao nhất trên thế giới. Những sự kiện chính trị này đã hé lộ dần dần sau khi thị trường tăng giá bắt đầu vào năm 1982. Và những năm sau khi thị trường tăng giá, chúng ta chứng kiến sự suy giảm của thị trường Nhật Bản sau năm 1989, cuộc suy thoái kinh tế kéo dài ở Nhật Bản và cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997-1998 trùng hợp với sự bùng nổ mạnh mẽ chưa từng có của thị trường chứng khoán Mỹ vào đầu thiên niên kỷ mới. Những sự kiện nước ngoài này có thể được coi là tồi tệ đối với thị trường chứng khoán Hoa Kỳ vì đây là điềm báo cho những điều tồi tệ sẽ đến đất nước này. Nhưng thay vào đó, chúng bị nhiều người coi là sự suy yếu của các đối thủ ngang tầm. Mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và các đối thủ kinh tế của nó thường được mô tả trên các phương tiện truyền thông như một cuộc thi trong đó chỉ có một người chiến thắng, như trong một sự kiện thể thao vậy. Sự suy yếu của một đối thủ vì thế đơn giản được xem là tin tốt.

Thay đổi văn hóa và chính trị ủng hộ thành công kinh doanh

Sự tăng vọt của thị trường chứng khoán trong năm 1982-2000 đi kèm với sự gia tăng đáng kể về giá trị vật chất. Một bảng khảo sát của công ty nghiên cứu thị trường Roper-Starch được đưa ra cho các đáp viên trong cả hai năm 1975 và 1994 đã hỏi, “Khi bạn nghĩ về cuộc sống tốt đẹp, cuộc sống mà bạn muốn có, điều nào trong số những điều liệt kê trong danh sách này, nếu có, là một phần trong cuộc sống lý tưởng của bạn”? Vào năm 1975, 38% đã chọn đáp án “có rất nhiều tiền”, trong khi vào năm 1994, có đến 63% chọn đáp án đó.

Những cảm giác như vậy đã biến văn hóa của chúng ta thành một nền văn hóa tôn sùng các doanh nhân thành đạt ngang ngửa hay thậm chí cao hơn cả nhà khoa học, nghệ sĩ hay nhà cách mạng tài ba. Ý tưởng đầu tư vào cổ phiếu là một con đường để làm giàu nhanh chóng đã phát triển một sức hấp dẫn nhất định đối với những người theo chủ nghĩa duy vật.

Các bà nội trợ, những người cống hiến cuộc sống của họ cho gia đình, trở nên ít được ngưỡng mộ hơn và đây là một phần lý do khiến số lượng phụ nữ tham gia lực lượng lao động ngày càng tăng. Điều này sau đó cũng làm tăng tính khả dụng của tín dụng và hỗ trợ tài chính mua nhà. Bắt đầu từ khoảng thập niên 1970, những người cho vay thế chấp bắt đầu tính thu nhập của vợ hoặc chồng trong điều kiện thế chấp và mở rộng tín dụng thế chấp có sẵn. Điều này đã giúp đẩy giá nhà.

Mặt khác, việc giảm tỉ lệ tội phạm cũng khuyến khích các giá trị vật chất, theo đó mọi người cảm thấy an tâm hơn, ít lo lắng rằng họ sẽ bị cướp hoặc hãm hại. Khi đó, người ta có thể thoải mái phô trương tài sản và vì thế giàu có trở nên lôi cuốn hơn. Sống trong một ngôi nhà phô trương giờ đã hấp dẫn hơn. Nỗi sợ hãi khủng bố gia tăng, nhưng những kẻ khủng bố dường như không chọn tấn công những người giàu có, và nói chung không đột nhập nhà của họ. Tỉ lệ tội phạm ở Hoa Kỳ giảm khiến lối sống tư bản dường như là mô hình tốt đẹp hơn cho toàn thế giới. Lưu ý rằng các giá trị vật chất tự chúng không có bất kỳ sự tác động hợp lý nào lên mức độ của thị trường chứng khoán. Cho dù mọi người có duy vật hay không, vẫn hợp lý khi hy vọng họ tiết kiệm cho tương lai và tìm kiếm phương tiện tốt nhất để tiết kiệm. Nhưng điều có lý là những cảm giác như vậy sẽ ảnh hưởng đến nhu cầu của họ đối với cổ phiếu, vốn từ lâu đã ít nhất là khả năng tích lũy được sự giàu có đáng kể một cách nhanh chóng. Hơn nữa, những cảm giác như vậy có tác động chính trị không thể nhầm lẫn, từ đó ảnh hưởng đến sự thành công của các khoản đầu tư của công ty.

Một quốc hội cùng những chính sách mới, một thế hệ nhân khẩu và sự nở rộ của báo chí truyền thông là 3 yếu tố xúc tác tiếp theo được đề cập dẫn tới sự bùng nổ của thị trường chứng khoán giai đoạn 1982 đến 2000.

Một Quốc hội Cộng hòa và cắt giảm thuế trên thặng dư vốn

Khi Ronald Reagan, cũng như Thượng viện Cộng hòa, được bầu vào năm 1980, kể từ lần đầu tiên vào năm 1948. Năm 1994, cả hai viện đều trở thành Đảng Cộng hòa (mặc dù với tổng thống Đảng Dân chủ, trường hợp này lặp lại vào năm 2014). Cảm nhận được thái độ thay đổi của công chúng đã bầu ra họ, những nhà lập pháp này đã ủng hộ doanh nghiệp nhiều hơn so với những người tiền nhiệm Dân chủ của họ. Sự thay đổi này trong Quốc hội đã thúc đẩy niềm tin của công chúng vào thị trường chứng khoán nhờ một loạt các biện pháp kiểm soát mà cơ quan lập pháp có thể tác động đến lợi nhuận của công ty và lợi nhuận của nhà đầu tư.

Tiên đoán về việc cắt giảm thuế trên thặng dư vốn trong tương lai có thể tạo tác động thuận lợi đến thị trường chứng khoán, ngay cả khi thuế suất thực sự không thay đổi. Từ năm 1994 đến năm 1997, các nhà đầu tư được khuyên nên giữ vững lợi nhuận vốn dài hạn của họ mà khoan chốt lời cho đến sau khi có đề xuất cắt giảm thuế trên thặng dư vốn. Điều này đã có tác dụng tăng cường trên thị trường. Vào thời điểm cắt giảm thuế trên thặng dư vốn năm 1997, đã có lo ngại rằng các nhà đầu tư đang chờ bán sẽ làm như vậy và kéo thị trường đi xuống, như sự kiện đã xảy ra sau khi cắt giảm thuế trên thặng dư vốn vào năm 1978 và 1980. Nhưng điều này đã không xảy ra vào năm 1997. Tất nhiên, nhiều nhà đầu tư đã nghĩ rằng sẽ có thể có mức thuế suất thuận lợi hơn nữa trong tương lai của họ, và nếu vậy, không có lý do gì để bán ngay sau khi cắt giảm năm 1997 có hiệu lực. Một bầu không khí nắm giữ không vội chốt lời, tự nhiên tạo áp lực đẩy giá cổ phiếu.

Thế hệ Baby Boom và những tác động nhận thức của nó trên thị trường

Sau đệ nhị thế chiến, tỉ lệ sinh ở Hoa Kỳ đã gia tăng đáng kể. Sự thịnh vượng của thời bình đã khuyến khích những người đã trì hoãn việc gia đình vì cuộc đại khủng hoảng và chiến tranh nối lại ước muốn có con. Thế hệ Baby Boom ở Hoa Kỳ được đánh dấu bằng tỉ lệ sinh rất cao trong những năm 1946-1966, và do đó, ở đỉnh cao của thị trường năm 2000, một số lượng lớn đến bất thường những người trong độ tuổi từ 35 đến 55. Hai giả thuyết bấy giờ đề xuất rằng sự hiện diện của rất nhiều người trung niên nên thúc đẩy thị trường chứng khoán. Một giả thuyết đã biện minh tỉ lệ PE cao mà chúng ta nhìn thấy trong Bùng nổ Thiên niên kỷ do kết quả của những Boomer cạnh tranh với nhau để mua cổ phiếu với mục đích tiết kiệm cho việc nghỉ hưu ắt sẽ phải đến của họ và ra giá để mua cổ phiếu tương xứng với thu nhập của chúng. Theo giả thuyết còn lại, chi tiêu cho hàng hóa và dịch vụ hiện tại làm tăng giá cổ phiếu, thông qua một tác động tích cực chung cho nền kinh tế: chi tiêu cao đồng nghĩa với lợi nhuận cao cho các công ty.

12 yếu tố xúc tác dẫn tới sự bùng nổ của thị trường chứng khoán từ năm 1982 đến năm 2000 - Phần 2

Mặc dù không có nghi ngờ gì rằng ít nhất các giả thuyết về ảnh hưởng của thế hệ Baby Boom lên thị trường phần nào là sựu thật, nhưng có thể nhận thức công chúng (public perceptions) của Baby Boom và các tác động được cho là của thế hệ ấy mới chịu trách nhiệm lớn nhất về sự tăng vọt của thị trường. Mọi người tin rằng Baby Boom đại diện cho một nguồn sức mạnh quan trọng cho thị trường và họ không cho rằng sức mạnh này sẽ sớm chùn bước. Những nhận thức của công chúng này đã góp phần tạo ra cảm giác rằng có một lý do chính đáng để thị trường tăng cao và tự tin rằng nó sẽ duy trì như vậy trong một thời gian dài.

Sự nở rộ của báo cáo truyền thông về tin tức doanh nghiệp

Mạng lưới truyền hình chuyên tin tức đầu tiên, Cable News Network (CNN), xuất hiện vào năm 1980 và dần phát triển, với lượng người xem được thúc đẩy bởi các sự kiện như Chiến tranh Vùng Vịnh năm 1991 và vụ án giết người O.J. Simpson năm 1995 – những câu chuyện thúc đẩy nhu cầu rất lớn của công chúng là được cập nhật tin tức không gián đoạn. Công chúng có thói quen xem tin tức trên tivi suốt cả ngày (và đêm), không chỉ đơn giản là vào giờ ăn tối. Nhiều mạng truyền hình chuyên về kinh doanh nối gót CNN chào đời. Mạng tin tức tài chính (Financial News Network), thành lập năm 1983. Sau đó, CNNfn và Bloomberg TV xuất hiện. Các mạng này cùng nhau tạo ra luồng tin tức tài chính không bị gián đoạn, phần lớn trong số đó dành cho thị trường chứng khoán. 

12 yếu tố xúc tác dẫn tới sự bùng nổ của thị trường chứng khoán từ năm 1982 đến năm 2000 - Phần 2

Không chỉ đơn thuần phạm vi, mà cả bản chất của báo cáo kinh doanh đã thay đổi trong những năm đó. Theo một nghiên cứu, các tờ báo trong hai thập kỷ của thế kỷ XX đã dần chuyển các mục kinh doanh trước đây của họ thành các mục tập trung vào “tiền bạc”, trong đó đưa ra những lời khuyên hữu ích về đầu tư cá nhân. Các bài báo về các tập đoàn từng được viết như thể chúng chỉ dành cho những người trong ngành hoặc bản thân các tập đoàn đã thay đổi phong cách hướng tới cơ hội kiếm lời cho các nhà đầu tư cá nhân. Những bài viết này thường xuyên bao gồm ý kiến của các nhà phân tích về ảnh hưởng của tin tức đối với các nhà đầu tư.

Báo cáo tăng cường về các lựa chọn đầu tư dẫn đến nhu cầu về cổ phiếu tăng lên, giống như quảng cáo cho một sản phẩm tiêu dùng làm cho mọi người quen thuộc hơn với sản phẩm, nhắc nhở rằng họ có thể mua và cuối cùng thúc đẩy họ mua.

Các dự báo lạc quan gia tăng của chuyên gia phân tích

Các nhà phân tích liên tục đưa ra các dự báo đầy lạc quan, với chỉ có 1% được khuyến nghị “bán” vào giai đoạn 1999 (tức lúc đang diễn ra bong bóng dotcom). 

Các nhà phân tích đặc biệt miễn cưỡng đưa ra khuyến nghị bán gần mức đỉnh của thị trường chứng khoán vì một vài lý do. Một lý do thường được đưa ra cho sự miễn cưỡng này là khuyến nghị bán có thể gây ra sự phẫn nộ của công ty liên quan. Các công ty này có thể trả đũa bằng cách từ chối nói chuyện với các nhà phân tích mà họ xem là gửi báo cáo tiêu cực, loại trừ họ khỏi các phiên thông tin và không cho họ gặp các nhân sự chủ chốt khi họ chuẩn bị dự báo thu nhập. 

12 yếu tố xúc tác dẫn tới sự bùng nổ của thị trường chứng khoán từ năm 1982 đến năm 2000 – Phần 3

Một lý do khác khiến nhiều nhà phân tích không muốn đưa ra các khuyến nghị bán là vì ngày càng có nhiều nhà phân tích được các công ty bảo lãnh phát hành chứng khoán tuyển dụng và các công ty này không muốn nhà phân tích của họ làm bất cứ điều gì có thể gây nguy hiểm cho khía cạnh sinh lợi này của doanh nghiệp.

Xu hướng tăng thiên lệch của các nhà phân tích, đã xuất hiện khi dự đoán về tương lai mơ hồ, không khác biệt, không phải là kết quả hàng quý hoặc hàng năm ngay lập tức. Và đó là những kỳ vọng cho tương lai mơ hồ, không phân biệt, thậm chí vượt xa dự báo một năm, nằm sau những định giá thị trường ở mức cao mà chúng ta đã thấy tại vùng đỉnh của thị trường chứng khoán thiên niên kỷ.

Sự nở rộ các chương trình hưu trí có mức đóng xác định

Những thay đổi theo thời gian về bản chất của các kế hoạch hưu trí dành cho nhân viên trong thời kỳ Bùng nổ thiên niên kỷ khuyến khích mọi người tìm hiểu và cuối cùng chấp nhận rằng cổ phiếu là một hình thức đầu tư. Mặc dù những thay đổi này vốn không thiên về cổ phiếu so với các khoản đầu tư khác cho nghỉ hưu, nhưng họ đã làm điều đó bằng cách buộc mọi người phải đưa  ra lựa chọn rõ ràng trong số các khoản đầu tư hưu trí của họ, những lựa chọn trước đây được áp sẵn cho họ, theo hướng khuyến khích đầu tư vào cổ phiếu. Đưa ra những lựa chọn như vậy đã dạy mọi người về chứng khoán và gia tăng mức độ quen thuộc với chúng.

12 yếu tố xúc tác dẫn tới sự bùng nổ của thị trường chứng khoán từ năm 1982 đến năm 2000 – Phần 3

Sự thay đổi mang tính cách mạng nhất trong các tổ chức này ở Hoa Kỳ là việc mở rộng chương trình hưu trí có mức đóng xác định (defined contribution pension plans) tương ứng với sự thu hẹp của chương trình hưu trí có mức hưởng xác định trước (defined benefit plans). Một cột mốc quan trọng đã xuất hiện vào năm 1981, khi kế hoạch 401(k) đầu tiên được tạo ra.

Thông qua các ưu đãi thuế khi tham gia vào các chương trình để đưa ra lựa chọn giữa cổ phiếu và trái phiếu, chính phủ buộc người lao động phải tìm hiểu về lợi thế của cổ phiếu so với trái phiếu hoặc các khoản đầu tư vào thị trường tiền tệ. Bất kỳ động cơ nào tìm hiểu về một phương tiện đầu tư đều có khả năng thúc đẩy nhu cầu về nó, qua đó, giúp gia tăng kiến thức và sự quan tâm của cộng đồng đến cổ phiếu.

Sự tăng trưởng của các quỹ tương hỗ

Bùng nổ Thiên niên kỷ cũng trùng hợp với sự tăng trưởng đặc biệt trong ngành công nghiệp quỹ tương hỗ và sự phát triển của quảng cáo cho các quỹ tương hỗ. Năm 1982, khi thị trường bắt đầu đà tăng trưởng dài hạn gần đây, chỉ có 340 quỹ tương hỗ ở Hoa Kỳ. Đến năm 1998, đã có thêm 3.513 quỹ tương hỗ, nhiều hơn số lượng các cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán New York. Năm 1984, có 8,9 triệu tài khoản cổ đông quỹ tương hỗ trong nước tại Hoa Kỳ, bằng tỉ lệ một trên mười hộ gia đình ở Hoa Kỳ. 

Ngành công nghiệp quỹ tương hỗ đã được trao cho động lực mới bởi Đạo luật Bảo đảm Thu nhập Hưu trí của Người lao động năm 1974, đạo luật này tạo ra các Tài khoản Hưu trí Cá nhân (Individual Retirement Accounts – IRA). Nhưng ngành công nghiệp chỉ thực sự cất cánh sau khi thị trường tăng giá bắt đầu vào năm 1982. Một phần lý do khiến các quỹ tương hỗ tăng trưởng nhanh chóng sau ngày đó là vì chúng được sử dụng như một phần của kế hoạch hưu trí 401(k). Khi mọi người quyết định cân đối tài khoản hưu trí của họ vào các quỹ tương hỗ, họ dần trở nên quen thuộc hơn với khái niệm này; do đó họ có xu hướng đầu tư nhiều vào các quỹ này hơn cho các tài khoản cá nhân không phải kế hoạch 401(k) của mình.

Một lý do khác cho sự tăng trưởng bùng nổ của quỹ là vì họ đã chi rất nhiều tiền cho quảng cáo. Trong thời kỳ Bùng nổ Thiên niên kỷ, các chương trình truyền hình, tạp chí và tin tức thường xuyên đưa quảng cáo cho họ và các nhà đầu tư chủ động (active investor) đã nhận được quảng cáo không mong muốn trong thư. Các quỹ tương hỗ khuyến khích các nhà đầu tư ngây thơ hơn tham gia vào thị trường bằng cách khiến họ nghĩ rằng các chuyên gia quản lý quỹ sẽ giúp họ tránh xa những cạm bẫy. 

Do đó, sự phổ biến của các quỹ tương hỗ tập trung sự chú ý của công chúng vào thị trường, với hiệu ứng khuyến khích biến động giá đầu cơ trong toàn thể thị trường chứng khoán thay vì trong các cổ phiếu riêng lẻ.

Sự suy giảm của lạm phát 

12 yếu tố xúc tác dẫn tới sự bùng nổ của thị trường chứng khoán từ năm 1982 đến năm 2000 – Phần Cuối

Triển vọng về lạm phát của Hoa Kỳ, được đo bằng tỉ lệ phần trăm thay đổi trong chỉ số giá tiêu dùng, dần dần được cải thiện trong quá trình Bùng nổ Thiên niên kỷ. Công chúng nói chung đã chú ý rất nhiều đến lạm phát, vì cuối những năm 1990, các nghiên cứu về thái độ của công chúng đối với nó đã tiết lộ. Mọi người tin rằng tỉ lệ lạm phát là một thước đo sức khỏe kinh tế và xã hội của một quốc gia. Người ta cho rằng lạm phát cao biểu thị sự xáo trộn kinh tế, mất đi các giá trị cơ bản và sự thất thế của quốc gia trước người nước ngoài. Lạm phát thấp được xem là một dấu hiệu của sự thịnh vượng kinh tế, công bằng xã hội và chính phủ tốt. Nhiều thái độ trong số này vẫn còn tồn tại trong chúng ta đến ngày hôm nay, mặc dù có lẽ không mạnh mẽ sau hai mươi năm lạm phát thấp đến mức đáng lo ngại. Do đó, không có gì đáng ngạc nhiên khi tỉ lệ lạm phát giảm trong khoảng thời gian Bùng nổ Thiên niên kỷ đã thúc đẩy niềm tin của công chúng và do đó thúc đẩy định giá thị trường chứng khoán.

(…)

Sự nở rộ của khối lượng giao dịch

Tỉ lệ quay vòng (Turnover Rate là tổng số cổ phần bán ra trong một năm chia cho tổng số cổ phần) các cổ phiếu của Sở giao dịch chứng khoán New York tăng gần gấp đôi từ năm 1982 đến năm 1999, cụ thể từ 42% đến 78%. Thị trường NASDAQ, vốn chú trọng các cổ phiếu công nghệ cao, cho thấy sự gia tăng tỉ lệ quay vòng thậm chí còn lớn hơn, tăng từ 88% năm 1990 lên 221% vào năm 1999. Tỉ lệ quay vòng cao hơn có thể là biểu hiện của sự quan tâm của thị trường tăng lên do các yếu tố khác được đề cập ở đây. Nhưng một lý do khác cho sự gia tăng tỉ lệ quay vòng trên thị trường chứng khoán là chi phí thực hiện giao dịch giảm. Sau khi Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Hoa Kỳ (SEC) chỉ thị phí hoa hồng môi giới cạnh tranh vào năm 1975, tỉ lệ hoa hồng giảm ngay lập tức và nhà môi giới chiết khấu (discount broker) ra đời. Thay đổi công nghệ và tổ chức cũng rục rịch chuyển động. Những đổi mới như Hệ thống Thực thi Lệnh đặt Nhỏ (hỗ trợ thanh toán bù trừ các giao dịch với khối lượng thấp – chú thích của người dịch), được NASDAQ giới thiệu vào năm 1985 và các quy tắc xử lý lệnh mới do SEC ban hành vào năm 1997 đã dẫn đến chi phí giao dịch thấp hơn bao giờ hết. Các quy định của SEC khuyến khích tiếp cận bình đẳng với các thị trường. Theo đó, sản sinh một số lượng lớn các nhà đầu tư nghiệp dư có thể giao dịch trong ngày, họ cố gắng kiếm lợi nhuận bằng cách giao dịch nhanh chóng các cổ phiếu và sử dụng cùng hệ thống thực hiện lệnh như các chuyên gia.

12 yếu tố xúc tác dẫn tới sự bùng nổ của thị trường chứng khoán từ năm 1982 đến năm 2000 – Phần Cuối

Sự tăng trưởng đáng chú ý của các dịch vụ giao dịch trực tuyến trùng khớp với sự gia tăng ngoạn mục nhất của thị trường chứng khoán từ năm 1997 đến năm 2001. Theo một nghiên cứu của SEC, có 3,7 triệu tài khoản trực tuyến tại Hoa Kỳ vào năm 1997; đến năm 1999 đã có 9,7 triệu tài khoản như vậy. Sự tăng trưởng của giao dịch trực tuyến, cũng như các dịch vụ thông tin và truyền thông dựa trên Internet có thể đã kích thích sự chú ý từng phút một đến thị trường. Giao dịch sau giờ giao dịch trên các sàn giao dịch cũng có khả năng tăng mức độ chú ý đến thị trường, vì các nhà đầu tư có thể theo dõi giá cả thay đổi trong phòng khách của mình trong thời gian rảnh rỗi.

Tuy nhiên, có một số bằng chứng cho thấy rằng việc tiếp xúc thường xuyên hơn với bảng giá có thể làm giảm nhu cầu đối với cổ phiếu. Hai nhà kinh tế học Shlomo Benartzi và Richard Thaler đã chỉ ra rằng mô hình thời gian của sự chú ý đến giá cả thị trường có thể gây tác động quan trọng đến nhu cầu đối với cổ phiếu. Trong các tình huống thử nghiệm, nếu mọi người được xem dữ liệu hàng ngày về giá cổ phiếu, họ sẽ thể hiện sự quan tâm đến việc đầu tư vào cổ phiếu ít hơn nhiều so với khi chỉ được cho xem lợi nhuận trong thời gian dài hơn. Chứng kiến sự ồn ào hàng ngày của giá cổ phiếu rõ ràng gia tăng nỗi sợ hãi hơn về rủi ro vốn có của hoạt động đầu tư vào cổ phiếu. Do đó, những đổi mới về thể chế khuyến khích theo dõi giá thị trường thường xuyên hơn có thể có xu hướng làm giảm mức giá của thị trường.

Sự trỗi dậy của các cơ hội đánh bạc.

Thị trường cờ bạc được thương mại hóa và nhận sự hỗ trợ của chính phủ trở nên thịnh hành trên khắp thế giới trong thời kỳ Bùng nổ Thiên niên kỷ. Tỉ lệ phổ biến ngày càng tăng này tương đương với sự ngưỡng vọng ngày càng tăng đối với thị trường và tài sản tư nhân, cũng như sự ngưỡng mộ ngày càng tăng đối với những người “chiến thắng” và sự khinh miệt với kẻ “thua cuộc”.

12 yếu tố xúc tác dẫn tới sự bùng nổ của thị trường chứng khoán từ năm 1982 đến năm 2000 – Phần Cuối

Biến động thị trường chứng khoán cao nhất của Hoa Kỳ xảy ra trong khoảng thời gian từ năm 1929 đến năm 1933, khi nó cao hơn gấp đôi so với kỷ lục trước đây. Thời kỳ biến động này xảy ra trong một “cơn sốt cờ bạc” không phải do được hợp pháp hóa mà bởi các hoạt động tội phạm có tổ chức được tạo ra do sự cấm đoán đồ uống có cồn từ năm 1920 đến năm 1933. Các băng đảng tội phạm phát triển sau năm 1920 để thỏa mãn cơn khát của quốc gia đối với rượu, việc phân nhánh thành các trò chơi số hoặc phiên bản lậu của các trò chơi đánh bạc như craps (gieo xúc xắc) và roulette (cò quay) là điều tự nhiên.

Một sự lan tỏa từ cờ bạc sang biến động tài chính có thể xuất hiện bởi tác động của cờ bạc và các tổ chức thúc đẩy nó. Họ đã gieo vào lòng người chơi ước tính về khả năng may mắn bị thổi phồng, mối quan tâm cao độ đến thành tích của mình so với người khác, và cách thức mới để kích thích bản thân thoát khỏi cảm giác buồn chán hoặc đơn điệu. Vào cuối những năm 1990, mọi người thường xuyên bị bủa vây bởi những quảng cáo rất chuyên nghiệp hòng thúc đẩy những thái độ như vậy, thậm chí quảng cáo trên đài phát thanh và truyền hình còn mô tả hình ảnh những người đánh bạc điển hình do các diễn viên gạo cội thủ vai. Những nỗ lực tiếp thị này kết hợp kinh nghiệm trực tiếp đánh bạc hoặc nhìn thấy người khác đánh bạc cũng có thể có tác dụng khuyến khích hành vi chấp nhận rủi ro phù phiếm trong thị trường chứng khoán. Những quảng cáo như vậy đôi khi thẳng thắn đáng ngạc nhiên. Vào năm 1999, gần thời kỳ đỉnh cao của thị trường chứng khoán, một bảng quảng cáo ngoài trời cho cá cược tại tiểu bang Connecticut đề bằng những cái chữ lớn rằng “Giống như thị trường chứng khoán, chỉ khác là nhanh hơn”.

Print Friendly, PDF & Email

Notice: Trying to access array offset on value of type bool in /home/dautuhan/hanghoaphaisinhdalat.com/wp-content/themes/flatsome/inc/shortcodes/share_follow.php on line 29
error: Content is protected !!