Giao dịch hàng hóa phái sinh đã và đang ngày càng phổ biến tại Việt Nam hiện nay. Một số nhà đầu tư đã bắt đầu tìm hiểu và muốn chuyển qua kênh đầu tư mới này. Tuy nhiên, nhiều người lại chưa hiểu rõ giao dịch hàng hóa phái sinh là gì? Điều kiện để tham gia giao dịch này như thế nào? Hãy cùng Gia Cát Lợi tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây nhé!
Giao dịch hàng hóa phái sinh là gì?
Giao dịch hàng hóa phái sinh là loại giao dịch mua bán hàng hóa với số lượng lớn được chốt trong tương lại với mức giá đã được định sẵn. Giao dịch này mang đến rất nhiều tiềm năng và cơ hội cho các nhà đầu tư.

Đặc điểm của giao dịch hàng hóa phái sinh
Giao dịch hàng hóa phái sinh thực chất là một thỏa thuận mua và bán. Trong đó người mua và người bán sẽ thực hiện lệnh mua/bán hàng hóa với mức giá đã định sẵn trong một thời điểm xác địch trong tương lai.
Các mặt hàng chủ yếu được sử dụng trong giao dịch hàng hóa phái sinh rất đa dạng. Nhưng chủ yếu được chia thành 4 nhóm hàng hóa chính là: nông sản, nhiên liệu, kim loại, năng lượng…
Hình thức giao dịch hàng hóa phái sinh không chỉ bó hẹp trong thị trường một quốc gia mà còn được mở rộng đến quy mô toàn cầu. Các giao dịch được thực hiện liên kết từ sàn giao dịch trong nước đến sàn giao dịch hàng hóa quốc tế. Giao dịch được thực hiện thông suốt không bị ngưng trệ.

Các loại hợp đồng giao dịch hàng hóa phái sinh cần biết
Khi tham gia vào thị trường hàng hóa phái sinh, bạn sẽ tiến hành giao dịch trên thị trường hàng hóa phái sinh qua các hợp đồng được ký kết giữa bên bán và bên mua. Nhà đầu tư có thể thu lời cao nhất và hạn chế rủi ro thấp nhất với 4 loại hợp đồng cơ bản dưới đây:
Hợp đồng kỳ hạn: Đây là những loại hợp đồng ràng buộc trách nhiệm giữa bên bán và bên mua về một loại tài sản hàng hóa đã được định giá tại một thời điểm xác định trong tương lai. Ví dụ: Bên A ký hợp đồng mua đậu tương của bên B với khối lượng 10 tấn, kỳ hạn 3 tháng, với mức giá 926 USD/tấn. Sau thời hạn 3 tháng bên B sẽ phải giao cho bên A 10 tấn đậu tương với giá bán 926 USD/tấn.
Hợp đồng tương lai là loại hợp đồng quy định việc mua bán một loại tài sản hàng hóa xác định với giá bán đã được định sẵn vào 1 thời điểm xác định trong tương lai. Tuy nhiên, khác với hợp đồng có kỳ hạn, hợp đồng trong tương lai là loại hợp đồng đã được chuẩn hóa, niêm yết và giao dịch trên thị trường tập trung. Với loại hợp đồng này người giao dịch sẽ cần phải ký quỹ mới được giao dịch.
Hợp đồng có quyền chọn là loại hợp đồng tương tự giống như hợp đồng tương lai. Nhưng điểm khác biệt là một bên sẽ có quyền yêu cầu thực hiện và một bên có nghĩa vụ phải mua hoặc bán lượng hàng hóa với mức giá xác định trước tại một thời điểm đã xác định trong tương lai.
Hợp đồng hoán đổi là hợp đồng có sự ràng buộc pháp lý giữa hai bên bán và mua. Trong đó, hai bên phải cam kết hoán đổi dòng tiền, tài sản, hàng hóa…của mình cho một bên còn lại trong khoảng thời gian nhất định.
Các loại hợp đồng giao dịch thường được hình thành và phát triển theo hướng hạn chế tối đa những rủi ro cho người mua cũng như người bán trong kinh doanh nói chung và mua bán hàng nói riêng.

Giá cả hàng hóa phái sinh phụ thuộc vào yếu tố nào?
Cũng như các thị trường khác, giá cả hàng hóa phái sinh cũng tuân theo quy luật cung cầu. Cung cao hơn cầu thì giá giảm và cung mà thấp hơn cầu thì giá tăng.
Các nhà đầu cơ thế giới cũng tác động đến hoạt động tăng, giảm giá cả hàng hóa phái sinh rất nhiều.
Hàng hóa phái sinh được giao dịch chủ yếu là hàng nông sản nên sẽ bị phụ thuộc vào các biến động của thời tiết như: lũ lụt, hạn hán, tuyết rơi gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất.
Giá cả hàng hóa phái sinh cũng biến động với tính chất mùa vụ thu hoạch. Nếu vào mùa dự kiến có một nguồn cung dồi dào thì mức giá sẽ giảm. Hàng hóa càng vào cuối mùa sẽ càng tăng giá cao hơn.

Giao dịch hàng hóa phái sinh có an toàn không?
Theo nhiều nghiên cứu của các nhà kinh tế học khẳng định thì giao dịch hàng hóa phái sinh được xem là kênh đầu tư có tính minh bạch và đảm bảo an toàn. Các nhà đầu tư có thể hoàn toàn yên tâm khi thực hiện giao dịch trên các sàn giao dịch hàng hóa phái sinh. Vì các sàn giao dịch này đều do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý. Mọi hoạt động giao dịch diễn ra trên sàn đều đảm bảo tuân thủ các quy định của nhà nước và pháp luật nước sở tại.
Tại Việt Nam, tất cả những nhà đầu tư bao gồm cả tổ chức lẫn cá nhân đều phải giao dịch hàng hóa phái sinh thông qua Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam. Sở giao dịch hàng hóa hiện nay có 2 chức năng chính. Thứ nhất là kết nối nhà đầu tư, nhà doanh nghiệp, nhà sản xuất trong chuỗi giá trị sản phẩm. Kết nối những người có nhu cầu mua bán trao đổi hàng hóa với nhau từ: người nông dân, người tiêu dùng, đơn vị chế biến, đơn vị xuất nhập khẩu.
Thứ hai là Sở giao dịch sẽ bảo hiểm về giá cho người mua và người bán. Giá cả hàng hóa sẽ tương đương với chất lượng của sản phẩm. Người bán sẽ yên tâm mình bán được sản phẩm với mức giá tốt nhất đảm bảo lợi nhuận. Người mua cũng yên tâm vì giá cả bình ổn không bị tăng cao theo biến động thị trường.

Như vậy cho thấy đây là kênh giao dịch chính thống và chỉ những người có chuyên môn, trình độ mới tham gia nên đảm bảo tính an toàn và hiệu quả cao.
Lợi ích khi giao dịch hàng hóa phái sinh
Giao dịch hàng hóa phái sinh có khả năng đảm bảo quyền lợi cho cả 3 bên: người bán, người mua và nhà nước.
Đối với người bán
- Nếu thị trường biến động giá cả đi xuống thì người bán vẫn giữ được mức lợi nhuận đã định trước không lo sợ bị lỗ.
- Giao dịch hàng hóa phái sinh sẽ giúp cho người nông dân chủ động quy định được giá bán sản phẩm. Xác định được mức lợi nhuận trong tương lai. Nên họ sẽ chủ động trong sản xuất để đem lại năng suất cao hơn.
- Đối với những người bán có tầm nhìn tốt thì giao dịch hàng hóa phái sinh sẽ giúp mang đến cho bạn số lợi nhuận khổng lồ từ việc bán sản phẩm.
Đối với người mua
- Giao dịch hàng hóa phái sinh sẽ giúp cho người mua là các doanh nghiệp có thể cân bằng được trạng thái khi mua một số lượng lớn hàng hóa, tương ứng với lệnh bán tương ứng.
- Giao dịch hàng hóa phái sinh sẽ giúp người mua kiếm lợi nhuận từ sự chênh lệch giá cả hàng hóa.
- Người mua còn được bảo hộ khi mua bán trao đổi hàng hóa mà không lo rủi ro từ biến động giá cả của thị trường.
Đối với nhà nước
Ở Việt Nam, giao dịch hàng hóa phái sinh giúp thúc đẩy sự phát triển của thị trường trao đổi hàng hóa, thúc đẩy sự phát triển của ngành sản xuất đặc biệt là nông sản. Trong những năm qua, nhờ việc đưa các sản phẩm nông sản của Việt Nam lên giao dịch trên sàn hàng hóa phái sinh đã giúp cho người nông dân yên tâm sản xuất.
Trên đây là những điều cần biết về giao dịch hàng hóa phái sinh cho các bạn tham khảo. Nếu muốn tìm hiểu kỹ hơn về hình thức giao dịch hàng hóa này. Hãy gọi điện thoại đến số hotline của Công ty Gia Cát Lợi để được hỗ trợ nhé!

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
TỔNG HỢP TIN TỨC NHẬN ĐỊNH HÀNG HÓA 12.04.2021
Phil Town – Người giàu đã dùng khủng hoảng để phất lên như thế nào?
Howard Marks: Hãy hoài nghi khi người khác xem đó là một món hời
VỐN TRONG KINH DOANH
TIN TỨC NÔNG NGHIỆP TỔNG HỢP 23.02.21
LỢI SUẤT TRÁI CHIỀU CHÍNH PHỦ MỸ TĂNG, PHỐ WALL DIỄN BIẾN TRÁI CHIỀU
TIN TỨC TỔNG HỢP
Bài học kinh doanh đắt giá từ thất bại