Quyền chọn hợp đồng tương lai (Futures Contract Option)

Quyền chọn hợp đồng tương lai (Futures Contract Option)

Khái niệm

Quyền chọn hợp đồng tương lai trong tiếng Anh gọi là Futures Contract Option.

Quyền chọn hợp đồng tương lai (HĐTL) là quyền chọn mà tài sản cơ sở của nó là một hợp đồng tương lai, theo đó người nắm giữ quyền chọn HĐTL có quyền được mua (nếu là quyền chọn mua) hoặc bán (nếu là quyền chọn bán) một số lượng nhất định hợp đồng tương lai cơ sở với giá đã thỏa thuận vào hoặc trước một ngày cụ thể trong tương lai.

Quyền chọn mua và quyền chọn bán hợp đồng tương lai

Với quyền chọn mua hợp đồng tương lai, khi quyền chọn được thực hiện

Người mua quyền chọn mua hợp đồng tương lai sẽ:

  • Giữ vị thế mua đối với HĐTL cơ sở, trong đó giá hợp đồng tương lai là giá thanh toán ghi nhận được tại thời điểm thực hiện quyền.
  • Nhận được một khoản tiền bằng chênh lệch giữa giá thanh toán nói trên và giá thực hiện của quyền chọn.

Người bán quyền chọn mua hợp đồng tương lai sẽ:

  • Giữ vị thế bán đối với HĐTL cơ sở, trong đó giá HĐTL là giá thanh toán ghi nhận được tại thời điểm thực hiện quyền.
  • Trả cho bên mua quyền chọn một khoản tiền bằng chênh lệch giữa giá thanh toán HĐTL và giá thực hiện của quyền chọn.
  • Với quyền chọn bán hợp đồng tương lai, khi quyền chọn được thực hiện

Người mua quyền chọn bán hợp đồng tương lai sẽ:

  • Giữ vị thế bán đối với HĐTL cơ sở, trong đó giá hợp đồng tương lại là giá thanh toán ghi nhận tại thời điểm thực hiện quyền chọn.
  • Nhận được một khoản tiền bằng chênh lệch giữa giá thực hiện quyền chọn và giá thanh toán hợp đồng tương lai nói trên.

Người bán quyền chọn bán hợp đồng tương lai sẽ:

  • Giữ vị thế mua đối với HĐTL cơ sở, trong đó giả HĐTL là giá thanh toán ghi nhận tại thời điểm thực hiện quyền chọn.
  • Trả một khoản tiền bằng chênh lệch giữa giá thực hiện quyền chọn và giá thanh toán HĐTL nói trên.

Các điều khoản

Quyền chọn đối với HĐTL thường được giao dịch trên cùng một sở giao dịch nơi HĐTL cơ sở được niêm yết, và được chuẩn hóa về các điều khoản của hợp đồng, bao gồm:

Qui mô hợp đồng: Số lượng HĐTL cơ sở mà bên mua quyền chọn được quyền mua (hoặc bán) khi thực hiện quyền (thông thường qui mô của quyền chọn là một hợp đồng tương lai).

Giá thực hiện: Giá được áp dụng trong giao dịch mua (bán) HĐTL cơ sở khi quyền chọn được thực hiện. Quyền chọn HĐTL cũng được niêm yết với nhiều mức giá thực hiện khác nhau cho cùng một HĐTL cơ sở.

Các yếu tố khác như tháng đáo hạn, ngày đáo hạn, giờ giao dịch, bước giá.

Ở nhiều thị trường trên thế giới, quyền chọn HĐTL là loại quyền chọn được giao dịch khá sôi động. Đây là công cụ thay thế hữu hiệu cho quyền chọn đối với tài sản vật chất trong trường hợp quyền chọn đối với một số tài sản nhất định không được cung cấp trên thị trường hoặc có hiện diện nhưng tính thanh khoản rất thấp.
Ngoài ra, nhà đầu tư còn có thể sử dụng quyền chọn HĐTL để phòng ngừa rủi ro cho những vị thế HĐTL mình đang nắm giữ.
(Tài liệu tham khảo, Giáo trình Chứng khoán phái sinh & Thị trường chứng khoán phái sinh)

Bài viết liên quan:

Hàng hóa Phái sinh là gì?

Các loại Thị trường Hàng hóa

Kênh Đầu Tư Hấp Dẫn – Thị Trường Tiềm Năng Năm 2020

Kênh đầu tư tài chính Online

Print Friendly, PDF & Email

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!