Bản tin hàng hóa ngày 28/08 – Giá cà phê và đường bị ảnh hưởng từ đồng tiền Real

Bản tin Hàng hóa ngày 28.08.2020

Phân tích biểu đồ kỹ thuật – Mặt hàng nguyên liệu công nghiệp

1. Bản tin hàng hóa – Đường (SBE)

Kết phiên giao dịch ngày 27-08-2020 giá đường kì hạn tháng 10/2020 đóng cửa tại giá 12.77 USd/lbs tăng 1.51% so với phiên trước đó.

Giá đường thế giới ghi nhận mức tăng đột biến về cuối tháng 7 nhưng hầu hết giao dịch ở mức thấp hơn vào giữa tháng. Đại dịch COVID-19 tiếp tục gây ảnh hưởng đến nhu cầu đường nhưng với mức độ nhẹ hơn khi lệnh phong tỏa các nước được gỡ bỏ. Trong khi đó, nhu cầu nhập khẩu tăng mạnh ở Brazil tạo áp lực vận chuyển cho các cảng, đẩy giá đường nội địa tăng theo.

Giá đường thô trong tháng cũng được hỗ trợ bởi sự gia tăng của các vị thế mua ròng đầu cơ. Giá đường thô giao ngay (tính theo giá hàng ngày của ISA) đạt trung bình 12,27 US cent/lb trong tháng 7, tăng nhẹ so với mức 12,1 US cent /lb trong tháng 6 nhưng cao hơn đáng kể so với 10,96 US cent/lb trong tháng 5 và 10,21 US cent/lb vào tháng 4. Trong tháng 7, cấu trúc giữa các hợp đồng tương lai bị thay đổi một chút do nhu cầu mới từ một loạt các nhà máy tinh chế đường tăng mạnh. Chỉ số giá đường trắng ISO đạt trung bình 352,96 USD/tấn trong tháng 7, giảm nhẹ so với mức 368,07 USD/tấn trong tháng 6.

Do đó, chênh lệch chỉ số giá đường trắng (chênh lệch danh nghĩa giữa giá đường trắng và giá đường thô) sụt giảm trong tháng 7. Mức trung bình tháng 7 giảm xuống 81,9 USD/tấn, từ 101,22 USD/tấn trong tháng 6 và 105,77 USD/tấn vào tháng 5.

Về mặt kĩ thuật, các quĩ đầu cơ tiếp tục củng cố vị thế mua ròng của họ trong tháng 7. Từ mức mua ròng 45.920 hợp đồng vào ngày 30/6, các quĩ đã tăng vị thế mua ròng lên 70.470 hợp đồng vào ngày 28/7 mặc dù giá đường trong kì không đổi.

Giá hợp đồng tương lai tháng 10 vẫn chưa vượt mức cao nhất giữa tháng 6 là 12,28 cents/lb. Một số nhà giao dịch không rõ tên cũng nâng vị thế mua lên 23.784 vị thế mua ròng, nhưng vẫn thấp hơn mức cao nhất giữa tháng 6 (24.490 hợp đồng).

Tổ chức FO Licht ước tính thâm hụt niên vụ 2020/2021 đạt 1,8 triệu tấn (giá trị thô) vào cuối tháng 6 và sản lượng toàn cầu tăng 6,2 triệu tấn. Trong khi đó, con số tiêu thụ ước tăng 3,2 triệu tấn sau khi giảm 1,2 triệu tấn vào niên vụ 2019/2020 do dịch COVID-19. Ngược lại, hãng Reuters dự báo niên vụ 2020/2021 thặng dư 3,5 triệu tấn do Brazil dành 47% tỉ lệ mía cho sản xuất đường

Trên biểu đồ 1H của đường chúng ta thấy nhịp điều chỉnh giảm đang có dấu hiệu kết thúc khi trendline giảm bị phá vỡ; RSI quá bán và phân kỳ đảo chiều tăng, MACD phân kỳ tiếp diễn.

Kịch bản giao dịch:

Chúng tôi sẽ mở lệnh mua ở vùng giá hiện tại ( 12.7- 12.8)
Cắt lỗ 12.3
Chốt lời 13.3 – 15.6

2Bản tin hàng hóa – Cafe Arabica ( KCE )

Kết phiên giao dịch ngày 27-08-2020 giá caffe kì hạn tháng 10/2020 đóng cửa tại giá 122.38 USd/lbs tăng 0.28% so với phiên trước đó.

Giá cà phê tăng vọt vào cuối tháng 3 khi các nước bắt đầu tích trữ hàng hóa trong bối cảnh toàn quốc áp dụng lệnh phong toả do đại dịch COVID-19.

Trong bối cảnh đại dịch COVID-19, các chính phủ và ngân hàng trung ương đã bơm vào một lượng thanh khoản chưa từng có trong nỗ lực giảm thiểu thiệt hại kinh tế dài hạn, làm dấy lên lo ngại rằng lạm phát có thể tăng cao. Giá cà phê và giá đường cũng chịu ảnh hưởng từ đồng tiền Real của Brazil.

Vì Brazil là nước xuất khẩu đường, cà phê và cam lớn nhất thế giới, biến động của tiền tệ cũng ảnh hưởng đến khối lượng xuất khẩu của Brazil và do đó giúp thúc đẩy sự tăng giảm giá đối với những mặt hàng này.

Với hầu hết các mặt hàng của Brazil được giao dịch bằng đồng USD, đồng Real giảm khuyến khích xuất khẩu, đưa thêm nguồn cung vào thị trường toàn cầu. Đồng Real đã mất giá bền vững so với đồng USD kể từ đầu tháng 6.

Mặt khác; giá caffe tăng cũng một phần do tồn kho giảm. Tính đến 21/08/2020, tồn kho cà phê đạt chuẩn arabica thuộc sàn New York là 80.250 tấn, mức thấp nhất tính từ hơn 42 tuần. Tồn kho đạt chuẩn robusta thuộc sàn London là 109.450 tấn là mức thấp nhất tính từ 21 tuần nay.

Đến hết tháng 07/2020, tồn kho cà phê khả dụng thuộc quyền quản lý của Hiệp hội Cà phê Hạt Mỹ (GCA) đạt 423.261 tấn, giảm 0,1% so với tháng 06/2020 và giảm 0,63% so với cùng kỳ 2019.

Về mặt kỹ thuât, trên biểu đồ H1 chúng ta thấy; giá caffe điều chỉnh khi thiết lập mô hình 2 đỉnh. Hiện tại giá đang đi trong mô hình tam giác.

Chúng tôi nghiêng về chiến thuật mua; tuy nhiên sẽ quan sát thêm các tín hiệu xác nhân trước khi có kế hoạch giao dịch.

3. Bản tin hàng hóa – Cocoa (CCE)

Kết phiên giao dịch ngày 27-08-2020 giá cocoa kì hạn tháng 12/2020 đóng cửa tại giá 2,560.50 USd/T tăng +3.41% so với phiên trước đó.

Giá ca cao tăng mạnh ở mức cao nhất trong 5 tháng qua. Thời tiết khô hạn ở Tây Phi đã làm dấy lên lo ngại về vụ mùa cacao và đang thúc đẩy quỹ mua cacao kỳ hạn. Ngoài ra, tồn kho ca cao do ICE giám sát đã giảm đều đặn trong 3 tháng qua.

Trên biểu đồ 1H của cocoa chúng ta thây giá đã vượt qua đỉnh cũ và đã có tín hiệu quá mua.

Chúng tôi nghiêng về chiến thuật mua; tuy nhiên sẽ quan sát thêm các tín hiệu xác nhân trước khi có kế hoạch giao dịch.

4. Bản tin hàng hóa – Bông (CTE)

Kết phiên giao dịch ngày 27-08-2020 giá bông kì hạn tháng 12/2020 đóng cửa tại giá 65.00 USd/lbs giảm -0.67% so với phiên trước đó.

Báo cáo Bán hàng của USDA trong tuần 14-20/08 công bố cho biết:
Doanh số bán bông Upland niên vụ 2020/21 đạt 34.138 nghìn tấn (156.6 nghìn kiện). Các nước đặt hàng chính gồm Việt Nam (16.46 nghìn tấn), Trung Quốc (10.2 nghìn tấn), Thổ Nhĩ Kỳ (2.44 nghìn tấn) và Pakistan (1.53 nghìn tấn) và Indonesia (1.05 nghìn tấn). Đặt hàng bông Upland niên vụ 2021/22 đạt 1.72 nghìn tấn (7,900 kiện), do Trung Quốc đặt hàng.

Giao hàng bông Upland đạt 60.5 nghìn tấn (277.5 nghìn kiện). Các nước nhập khẩu lớn gồm Trung Quốc (33.46 nghìn tấn), Việt Nam (6.4 nghìn tấn), Indonesia (3.51 nghìn tấn), Bangladesh (3.23 nghìn tấn), và Pakistan (2.86 nghìn tấn).

Doanh số bán bông Pima niên vụ 2020/21 đạt 2.75 nghìn tấn (12.6 nghìn kiện). Các thị trường đặt hàng chính gồm Peru (959 tấn), Ấn Độ (719.4 tấn), Việt Nam (566.8 tấn), Trung Quốc (196.2 tấn) và Bangladesh (196.2 tấn).

Giao hàng bông Pima niên vụ 2020/21 đạt 2.22 nghìn tấn (10.2 nghìn kiện), trong đó Trung Quốc nhập 523.2 tấn, Việt Nam (479.6 tấn), Ấn Độ (414 tấn), Pakistan (370.6 tấn) và Indonesia (196.2 tấn)

Về mặt kỹ thuật, trên biểu đồ 1H của bông; chúng ta thấy đang có nhịp điều chỉnh nhẹ. Chúng tôi sẽ tiếp tục chờ mua khi có tín hiệu xác nhận theo hai kịch bản:

  • Kịch bản 1: Giá test trở lại 65.00 bật lên
  • Kịch bản 2: Giá test trở lại vùng 63.8 – 64.00 bật lên

Lưu ý:

  • Tất cả các kịch bản được xây dựng để tham khảo không mang tính khuyến nghị mua – bán. Nhà đầu tư tự đưa ra quyết định cũng như chịu trách nhiệm với chính quyết định của mình.
  • Tất cả các chiến lược giao dịch cần xem thêm tín hiệu xác nhận trước khi vào lênh.
  • Tuân thủ tuyệt đối quản lý vốn tỉ lệ đòn bẩy tối đa là 1:20 và đặt STP < 3% tài khoản.

Chúc quý nhà đầu tư giao dịch hiệu quả!

LÊ VIẾT HÙNG

Các bài viết liên quan:

Bản tin hàng hóa ngày 27/08

Bản tin hàng hóa ngày 26/08

Bản tin hàng hóa ngày 25/08

Bản tin hàng hóa ngày 24/08

Bản tin hàng hóa ngày 21/08

Print Friendly, PDF & Email
error: Content is protected !!