TIN TỨC
Nhóm nông sản đồng loạt tăng mạnh trong tuần rồi nhờ 2 báo cáo quan trọng
– Các mặt hàng nông sản là điểm sáng của thị trường hàng hoá trong tuần vừa qua với mức tăng rất mạnh sau 2 báo cáo quan trọng.
– Đậu tương tăng hơn 10% trong tuần vừa rồi, lên ngay gần sát mức kĩ thuật quan trọng 1400. Lo ngại về triển vọng tồn kho sẽ giảm xuống mức thấp kỉ lục khi diện tích gieo trồng thấp hơn dự đoán là yếu tố chính giải thích cho mức tăng rất mạnh này. Giá khô đậu tương và dầu đậu tương cũng nhảy vọt lên nhờ có xu hướng tăng lan toả trên cả thị trường nông sản.
Cục hàng hải Argentina cảnh báo kế hoạch Parana mới có thể khiến chi phí tăng cao
– Các cơ quan trong ngành cảnh báo quyết định của chính phủ Argentina về việc trao nhượng quyền khai thác tuyến đường thủy quan trọng Parana-Paraguay cho Cơ quan quản lý cảng chung (AGP), có thể dẫn đến tăng chi phí sản xuất và giảm khả năng cạnh tranh.
– Theo kế hoạch nhượng quyền mới, AGP sẽ kêu gọi đấu thầu để chọn một công ty nước ngoài phụ trách nạo vét và báo hiệu dọc các tuyến đường thủy trọng điểm, nhưng cơ quan này vẫn chịu trách nhiệm thu phí từ các tàu hàng. “AGP hiện đang phải mất 60 ngày để thanh toán cho các nhà cung cấp dịch vụ của mình. Việc thiếu ngân sách do sự chậm trễ của ban quản lý trong việc thu phí có thể làm gián đoạn hoạt động nạo vét”. Ông Guillermo Wade, chủ tịch Phòng Hoạt động Hàng hải và Cảng, cho biết.
– Đây là thách thức hiện tại mà mạng lưới vận tải sông phải đối mặt, với mực nước thấp, bất kỳ sự gián đoạn nào trong việc nạo vét sẽ làm tích tụ trầm tích “ngay lập tức gây mất độ sâu,” Wade nói thêm. Mực nước thấp hơn sẽ đồng nghĩa với việc các tàu chở hàng có thể tải ít khối lượng hơn, tăng thêm phí tổn và đội thêm chi phí nếu hàng hóa cần được xếp dỡ tại các cảng Đại Tây Dương hoặc Brazil.
– Wade nói rằng kịch bản lý tưởng sẽ là duy trì hiện trạng và gia hạn hợp đồng cho các bên nhận nhượng quyền hiện tại, trong khi chính phủ tập trung vào việc hoàn thiện kỹ thuật và kêu gọi đấu thầu công khai và minh bạch càng sớm càng tốt.
– Trong khi đó, Luis Zubizarreta, người đứng đầu Hiệp hội đậu tương Argentina, đồng thời là chủ tịch phòng cảng tư nhân của Argentina, nói rằng việc AGP chịu trách nhiệm thu phí cầu đường sẽ khiến hệ thống quản lý tổng thể trở nên đắt đỏ hơn. “Chúng tôi tin rằng điều này nhất thiết sẽ làm cho hệ thống quản lý đắt hơn vì nó sẽ tạo ra rủi ro cho bất kỳ ai thắng thầu. Thay vì tính phí trực tiếp từ người dùng như trước đến nay, họ sẽ cần phải chấp nhận rủi ro có thể chính phủ Argentina chậm thu phí,” tờ báo địa phương La Nacion dẫn lời Zubizarreta cho biết.
– Vị giám đốc điều hành nói rằng tình huống này sẽ có nghĩa là một số nhà thầu tiềm năng sẽ không tham gia đấu thầu, trong khi một số nhà thầu khác có khả năng sẽ cộng thêm chi phí để bù đắp cho rủi ro có thể gặp phải.
– Chính phủ quốc gia Argentina hiện đang nghiên cứu các yếu tố kỹ thuật và kinh tế cho đơn nhượng quyền mới, sẽ có thời hạn 15 năm, theo các báo cáo trước đó. Đầu tuần này, chính phủ đã ban hành sắc lệnh 427, trong đó xác nhận rằng AGP sẽ kiểm soát việc nhượng quyền đường thủy trong thời gian 12 tháng cho đến khi một đơn nhượng quyền quốc tế dài hạn có thể được trao vào năm tới. Nghị định cũng quy định rằng AGP sẽ chịu trách nhiệm thu phí các tàu hàng sử dụng đường thủy và sử dụng các nguồn ngân sách đó để trả cho các công trình nạo vét tư nhân.
– Việc nhượng quyền hiện tại vẫn do công ty Jan de Nul của Bỉ và công ty Emepa của Argentina điều hành, người nhượng quyền sẽ thu phí. Tuyến đường thủy này bao gồm 86 cảng và vận chuyển gần 80% tổng lượng nông sản xuất khẩu của Argentina, kết nối các cảng ở sông Parana với sông Rio de la Plata và với Đại Tây Dương.
Xuất khẩu đậu tương Brazil giảm xuống 11 triệu tấn trong tháng 6
– Theo dữ liệu Hải quan Brazil, xuất khẩu đậu tương trong tháng 6 đạt 11.1 triệu tấn, tương đương với mức 529,500 tấn/ngày, thấp hơn so với mức 12.7 triệu tấn (~ 596,746 tấn/ngày) cùng kỳ năm trước. Theo Anec, xuất khẩu đậu tương trong tháng 6 sẽ đạt 11.5 triệu tấn.
– Sự sụt giảm hàng tháng được dự đoán là do phần lớn đậu tương đã được xuất cảng trong hai tháng trước và nhu cầu mua hàng của Trung Quốc đã tương đối bình ổn.
– Trong khi đó, xuất khẩu ngô của Brazil vẫn không đáng kể với chỉ hơn 92,000 tấn tháng 6, thấp hơn 70% so với cùng kỳ năm ngoái. Mặt khác, nước này đã nhập khẩu 116,732 tấn ngô trong tháng, cao hơn nhiều so với mức 5,000 tấn của năm trước.
Sản lượng đậu tương và nhập khẩu ngô của Trung Quốc dự kiến sẽ cắt giảm
– Theo báo cáo của thành viên USDA tại Bắc Kinh, sản lượng đậu tương của Trung Quốc có khả năng giảm xuống còn 17.5 triệu tấn cho niên vụ tiếp thị 2021/22, thấp hơn 1.5 triệu tấn so với dự báo chính thức của USDA Trong một báo cáo riêng cũng từ tùy viên Bắc Kinh, USDA dự đoán nhập khẩu ngô trong năm 2021/22 giảm xuống 20 triệu tấn, thấp hơn 6 triệu tấn so với ước tính chính thức của USDA, trong khi tổng tiêu thụ được dự báo sẽ tăng lên 298 triệu tấn, tăng 4 triệu tấn theo số liệu chính thức.
– Đối với đậu tương, sản lượng giảm do nông dân chuyển sang sản xuất ngô, đặc biệt là ở khu vực vành đai ngũ cốc phía đông bắc của Trung Quốc, vốn bị thu hút bởi giá ngô cao. Báo cáo cho biết: “Giá ngô trong nước hiện gần mức cao nhất trong sáu năm và trợ cấp ngô tăng lên, nông dân đang chuyển từ đậu tương sang ngô”. Trong khi đó, nhập khẩu đậu tương cho năm hiện tại dự kiến đạt 102 triệu tấn, cao hơn 2 triệu tấn so với ước tính cho năm 2020/21, dựa trên “dự đoán nhu cầu thức ăn chăn nuôi tăng trưởng khá”.
– Đối với ngô, nhập khẩu cho năm 2021/22 dự kiến sẽ giảm gần 30% so với năm tiếp thị trước do một loạt các yếu tố, bao gồm việc mở rộng diện tích trồng và giá tăng cao. Báo cáo cho biết: “Nhu cầu giảm do ngô nhập khẩu trong năm tiếp thị hiện tại đã được hấp thụ vào các kênh thương mại, trữ lượng dự trữ được điều chỉnh và việc mở rộng diện tích ngô trong nước dẫn đến sản lượng lớn hơn. Ngoài ra, lợi thế về giá trước đây của ngô nhập khẩu đã bị thu hẹp khi giá ngũ cốc toàn cầu và chi phí vận chuyển đang tăng lên,”.
– Ngược lại, sản lượng ngô cho niên vụ tiếp thị 2021/22 tăng 4 triệu tấn so với ước tính chính thức của USDA, đạt 272 triệu tấn do các khu vực quy hoạch ngày càng tăng.
GÓC NHÌN KỸ THUẬT
Đậu tương kỳ hạn tháng 08.2021
- Đậu tương đã điều chỉnh nhẹ khi chạm vùng kháng cự tiềm năng như đã đề cập trong Góc nhìn kỹ thuật ngày 01.07.2021.
- Link tham khảo: https://dautuhanghoa.vn/phan-tich-dau-tuong-kho-dau-tuong-va-dau-dau-tuong-ngay-01-07-2021-bao-cao-grain-stocks-khien-gia-nong-san-bien-dong-cuc-manh/#dau-tuong-ky-han-thang-08-2021
- Hiện tại thì đậu tương vẫn còn đang trong xu hướng hồi phục tăng mạnh và đã hình thành một vùng hỗ trợ ngắn hạn 1408 – 1423.
- Nếu phá vỡ vùng hỗ trợ ngắn hạn trên thì giá sẽ có xu hướng tiếp tục giảm và vùng mà đậu tương có khả năng giảm về là vùng 1365 – 1382.
- Còn nếu đậu tương phá vỡ được vùng kháng cự tiềm năng 1435 – 1463 thì xu hướng hồi phục tăng của đậu tương sẽ được tiếp tục và vùng mà mà giá có khả năng tìm đến là vùng 1497 – 1520.
Khô đậu tương hạn tháng 08.2021
- Khô đậu tương vẫn đang lưỡng lự khi chạm vùng kháng cự cứng 381 – 387 và có thể xảy ra sự điều khi như nhận định trong Góc nhìn kỹ thuật ngày 01.07.2021.
- Link tham khảo: https://dautuhanghoa.vn/phan-tich-dau-tuong-kho-dau-tuong-va-dau-dau-tuong-ngay-01-07-2021-bao-cao-grain-stocks-khien-gia-nong-san-bien-dong-cuc-manh/#dau-tuong-ky-han-thang-08-2021
- Vẫn như nhận định cũ, khả năng cao là khô đậu sẽ diễn ra sự điều chỉnh giảm tại vùng này => Chờ thêm tín hiệu cho vị thế bán tại vùng này.
- Nếu điều chỉnh giảm thì khô đậu có khả năng giảm về vùng 361 – 365. Hoặc cũng có thể là khô đậu sẽ không thể giảm mạnh về vùng này mà trong quá trình điều chỉnh sẽ tạo ra các vùng hỗ trợ mới thì đó là vùng tiềm năng cho vị thế mua của khô đậu vì xu hướng ngắn hạn ở hiện tại của khô đậu đang xác nhận là xu hướng tăng.
- Còn nếu lực mua vẫn còn mạnh khiến khô đậu phá vỡ vùng kháng cự tiềm năng trên thì xu hướng tăng sẽ được tiếp tục. Tuy nhiên cần cẩn trọng vì có thể lần tăng này sẽ không bền vững và có thể điều chỉnh giảm bất cứ lúc nào.
Dầu đậu tương hạn tháng 08.2021
- Đúng như dự đoán là dầu đậu đã phản ứng và có khả năng điều chỉnh khi chạm vùng kháng cự cứng.
- Link tham khảo: https://dautuhanghoa.vn/phan-tich-dau-tuong-kho-dau-tuong-va-dau-dau-tuong-ngay-01-07-2021-bao-cao-grain-stocks-khien-gia-nong-san-bien-dong-cuc-manh/#dau-tuong-ky-han-thang-08-2021
- Dầu đậu vẫn đang tăng trong kênh giá rất đẹp.
- Tuy nhiên, dầu đậu mới hình thành một vùng kháng cự đẹp 63.60 – 65.90 và giá đã phản ứng khi quay lại vùng kháng cự này một lần nữa. Nếu tiếp tục điều chỉnh giảm thì dầu đậu có khả năng giảm về là vùng hỗ trợ cứng 60.50 – 61.70 => Chờ tín hiệu mua tại vùng này sẽ an toàn hơn. Tuy nhiên, nếu phá vỡ vùng hỗ trợ này thì đó là tín hiệu cho việc xu hướng tăng có thể sẽ kết thúc.
- Hiện tại thì dầu đậu vẫn có khả năng tiếp tục tăng theo kênh giá như hình trên nhưng cần một sự điều chỉnh ngắn hạn thì xu hướng tăng sẽ bền vững hơn.
Lưu ý:
– Mọi thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, Quý Nhà Đầu tư nên xem xét kỹ lưỡng để đưa ra quyết định đầu tư cho riêng mình.
– Luôn ưu tiên quản trị vốn để tối thiểu hóa rủi ro và từ đó có thể kiếm lợi nhuận một cách bền vững từ thị trường.
– Quý Nhà Đầu tư nên tìm kiếm một đội tư vấn, phân tích, chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp để từ đó có thể kiếm được lợi nhuận từ thị trường. Đừng ngừng ngại liên hệ cho chúng tôi – Công ty Cổ phần Giao dịch Hàng hóa Gia Cát Lợi qua thông tin bên dưới.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
TỔNG HỢP TIN TỨC NHẬN ĐỊNH HÀNG HÓA 12.04.2021
Phil Town – Người giàu đã dùng khủng hoảng để phất lên như thế nào?
Howard Marks: Hãy hoài nghi khi người khác xem đó là một món hời
VỐN TRONG KINH DOANH
TIN TỨC NÔNG NGHIỆP TỔNG HỢP 23.02.21
LỢI SUẤT TRÁI CHIỀU CHÍNH PHỦ MỸ TĂNG, PHỐ WALL DIỄN BIẾN TRÁI CHIỀU
TIN TỨC TỔNG HỢP
Bài học kinh doanh đắt giá từ thất bại