Phân Tích Lúa Mì Và Ngô Ngày 09/07/2021: Vẫn Chưa Thể Hồi Phục

TIN TỨC

Giá ngô có phiên giảm mạnh thứ 4 liên tiếp

– Các mặt hàng ngũ cốc và hạt lấy dầu đang diễn biến trầm lắng hơn với các mức thay đổi không lớn so với phiên hôm trước. Tâm lí thị trường đang trở nên thận trọng sau những phiên biến động rất mạnh và sắp tới thời điểm công bố báo cáo quan trọng.

– Hợp đồng ngô tháng 12 đóng cửa hôm qua tiếp tục đà giảm 1.37% bất chấp các thông tin tốt. Cơ quan lương thực Brazil – Conab đã giảm sản lượng ngô dự báo thêm 3 triệu tấn trong niên vụ 2020/21, xuống mức 93,4 triệu tấn, và thấp hơn 8,9% so với cùng kỳ năm ngoái. Mức giảm này là do sương giá đang ảnh hưởng đến khoảng 1/3 khu vực sản xuất safrinha. Số liệu từ Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) công bố tối hôm qua cho thấy sản lượng ethanol trong tuần trước đã tăng nhẹ lên mức trung bình 1.067 triệu thùng/ngày. Đây là tuần thứ 8 liên tiếp con số này duy trì trên mức 1 triệu thùng và đang tiệm cận với mức trước đại dịch.

 

Cập nhật một số đơn hàng đấu thầu lúa mì có khối lượng lớn trong hôm nay

– Cơ quan nhập khẩu chính của Ả Rập (SAGO) hôm nay đã tham gia đấu thầu quốc tế để mua 360,000 tấn lúa mì. Thời hạn đấu thầu được cho là tới thứ Sáu, ngày 9 tháng 7.

– Bộ Nông nghiệp Nhật Bản đã mua 108,175 tấn lúa mì của Mỹ, Canada và Australia trong buổi đấu thầu gần nhất. Nhật Bản là nước nhập khẩu lúa mì lớn thứ 6 thế giới và lúa mì là mặt hàng quan trọng thứ hai đối với nước này.

– Philippines đang đấu thầu để mua 200,000 tấn lúa mì, trong đó bao gồm 150,000 tấn lúa mì sử dụng trong sản xuất TĂCN và 50,000 tấn lúa mì xay xát.

 

Ngành chăn nuôi lợn của Trung Quốc tiếp tục đứng trước những lo ngại mới về sự bùng phát dịch tả lợn châu Phi ở Tứ Xuyên

– Các nguồn tin thương mại ở Trung Quốc cho biết một số trang trại ở tỉnh Tứ Xuyên, miền Trung nước này vẫn đang chống chọi với đợt bùng phát nghiêm trọng của bệnh dịch tả lợn châu Phi kéo dài từ tháng 3, tỉnh đã phải tiêu hủy số lượng lớn động vật để kiềm chế dịch.

– Tứ Xuyên này là cơ sở sản xuất lợn hơi lớn ở Trung Quốc, đợt lần này được cho là đã lây lan từ đầu tháng 3 năm nay, khi một trang trại lợn ở Tứ Xuyên phát hiện các ca bệnh tả trong đàn khiến 38 con lợn chết và 38 con khác bị bệnh trong tổng số 127 con lợn. các nguồn tin trong ngành cho biết hôm thứ Năm.

– Hạt Nanbu ở Tứ Xuyên đã đóng cửa các chợ kinh doanh sản xuất thịt lợn và các địa điểm hoạt động kinh doanh trong 48 giờ kể từ ngày 29 tháng 6, để ngăn chặn sự lây lan của các vi sinh vật gây bệnh, theo thông báo từ tài khoản WeChat chính thức của quận.

– Bất kỳ sự gia tăng ca nhiễm nào cũng đều có thể khiến các nhà đầu tư và thương nhân lo lắng, với những giả định xoay quanh việc Trung Quốc cần nhập khẩu một lượng lớn đậu tương, lúa mì, lúa mạch và ngô trong những tháng tới để đáp ứng nhu cầu thức ăn chăn nuôi đang phục hồi, tất cả đều là chìa khóa để củng cố sức mạnh gần đây cho ngành nông nghiệp.

– Sở Nông nghiệp và Nông thôn tỉnh Tứ Xuyên gần đây đã đưa ra các biện pháp để ổn định số lượng lợn hơi và giá thịt lợn trên toàn khu vực, “Chúng ta nên cải thiện ngay lập tức hệ thống quản lý để phòng ngừa và kiểm soát dịch tả, thực hiện hệ thống báo cáo hàng ngày để điều tra tả lợn châu Phi và các dịch bệnh ở các động vật lớn khác… Chúng tôi sẽ khởi động một chiến dịch triệt sản đặc biệt vào mùa hè”.

– Tuy nhiên, các nhà phân tích hy vọng bất kỳ ảnh hưởng nào từ dịch tả lợn ở Tứ Xuyên cũng sẽ được giới hạn ở quy mô thị trường nội địa, ít nhất là cho đến thời điểm hiện tại. “Theo nghiên cứu thực địa của chúng tôi ở tỉnh Tứ Xuyên và Quý Châu, tình hình tả lợn châu Phi đang trở nên nghiêm trọng hơn vào tháng 6, đặc biệt là ở một số trang trại tư nhân,” Xiong Kuan, nhà phân tích cấp cao của Cofco Group, cho biết trong cuộc họp chiến lược hàng tháng vào thứ Tư. “Nhưng nhìn chung, chúng tôi cho rằng dịch vẫn còn hạn chế ở một số khu vực địa phương và virus tả lợn châu Phi vẫn chưa phải là yếu tố chính tác động đến thị trường chung”, ông nói thêm.

– Trung Quốc – nước sản xuất và tiêu thụ lợn lớn nhất thế giới đã phải hứng chịu đợt bùng phát dịch tả lợn châu Phi nghiêm trọng hoành hành quét qua các đàn gia súc của đất nước từ năm 2018 đến năm 2019, làm giảm khoảng một phần ba số lợn. Sự phục hồi nhanh chóng của ngành chăn nuôi lợn của Trung Quốc là động lực chính thúc đẩy nhu cầu toàn cầu về thức ăn chăn nuôi cho ngô và đậu tương, tuy nhiên, tả lợn châu Phi vẫn là một vấn đề đáng quan tâm vì đã có sáu trường hợp đã được báo cáo kể từ tháng 1 năm 2021 ở các khu vực khác nhau ở Trung Quốc.

– Bất kỳ sự bùng phát trở lại nào của dịch bệnh có thể sẽ khiến các nước láng giềng như Việt Nam lo lắng, những nước cũng đã chứng kiến một số lượng lớn đàn lợn không chống chọi được với dịch bệnh và có thể dẫn đến nhu cầu nhập khẩu chậm lại đáng kể vào thời điểm vụ mùa trên khắp Bắc và Nam Mỹ đang được dự báo sẽ cho sản lượng lớn.

Giá lương thực thế giới giảm lần đầu tiên trong vòng 1 năm trở lại

– Theo Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc (FAO), giá lương thực thế giới giảm trong tháng 6, ghi nhận mức giảm đầu tiên trong vòng 1 năm trở lại đây. Thu hoạch ngũ cốc trên toàn thế giới sẽ đạt gần 2817 tỷ tấn vào năm 2021, giảm nhẹ so với ước tính trước đó nhưng vẫn là mức cao kỷ lục hàng năm.

– Theo FAO, sản lượng ngũ cốc thế giới năm nay giảm nhẹ chủ yếu do dự báo sản lượng ngô Brazil giảm mạnh khi thời tiết khô hạn kéo dài ảnh hưởng tới năng suất cây trồng. Triển vọng lúa mì toàn cầu cũng suy giảm trong tháng này, do thời tiết khô hạn vùng Cận Đông tác động tiêu cực tới năng suất. Dự báo tiêu thụ ngũ cốc thế giới niên vụ 2021/22 giảm 15 triệu tấn so với tháng trước, xuống 2,810 tỷ tấn, cao hơn 1.5% so với niên vụ 2020/21.

 

Brazil: Ngành sản xuất ngô dự kiến sẽ đóng góp 20% sản lượng ethanol trong năm 2030

– Nhóm ngành công nghiệp ethanol ngô của Brazil (Unem) dự báo việc sản xuất ethanol từ ngô sẽ đóng góp 20% tổng nguồn cung ethanol của nước này vào năm 2030, so với khoảng 8% trong năm nay.

– Hiện tại diện tích trồng ngô tại Brazil chỉ bằng khoảng 60% diện tích trồng đậu tương và điều này là cơ hội để nông dân có thể mở rộng diện tích gieo trồng ngô mà không phải chuyển sang các khu vực mới.

– Thông tin này sẽ không ảnh hưởng trực tiếp đến giá ngô trong ngắn hạn, nhưng sẽ là yếu tố thúc đẩy nông dân mở rộng diện tích gieo trồng ngô và nhu cầu sử dụng ngô trong sản xuất ethanol của Brazil. Tuy nhiên rất khó để đánh giá tác động của hai yếu tố này lên cán cân cung cầu ngô do là một dự báo có tính chất dài hạn.

Mexico: Nhập khẩu ngô hàng năm sẽ giảm xuống 6 triệu tấn vào năm 2024

– Theo Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (SADER), Mexico sẽ không tự chủ nguồn cung ngô vào năm 2024 và vẫn sẽ phải nhập khẩu gần 6 triệu tấn ngô vàng. Triển vọng này được đưa ra sau khi chính phủ nước này tuyên bố kế hoạch cắt giảm nhập khẩu, chủ yếu từ Mỹ, bằng cách thúc đẩy sản xuất ngũ cốc trong nước.

– Hiện tại tiêu thụ ngô toàn quốc là 44 triệu tấn/năm, trong đó có 28.8 triệu tấn được sản xuất trong nước. Theo ước tính, trong 16 – 17 triệu tấn nhập khẩu hiện tại, khoảng 8-10 triệu tấn sẽ được thay thế bằng sản xuất nội địa vào năm 2024.

 

GÓC NHÌN KỸ THUẬT

Lúa mì

  • Lúa mì giảm rất mạnh, phá vỡ vùng hỗ trợ quan trọng và tạo khoảng trống giảm giá rất lớn như đã cảnh báo trong Góc nhìn kỹ thuật ngày 06.07.2021.
  • Link tham khảo: https://dautuhanghoa.vn/phan-tich-lua-mi-ngay-06-07-2021-tro-ve-vach-xuat-phat/#goc-nhin-ky-thuat
  • Lúa mì hiện tại đang có xu hướng tiếp tục giảm về vùng hỗ trợ quan trọng và rộng 594 – 611 của khung thời gian lớn (đặc biệt là vùng 594 – 606) => Ưu tiên vị thế bán.
  • Tuy nhiên, vào thứ 2 tuần sau, lúc 23:00 ngày 12.07.2021 sẽ phát hành báo cáo USAD khiến giá lúa mì có khả năng đảo chiều mạnh. Nhà đầu tư cần lưu ý điều này.

Ngô

  • Ngô đã tiếp cận sâu vào vùng hỗ trợ quan trọng 525 – 556 như đã đề cập trong Góc nhìn kỹ thuật ngày 07.07.2021.
  • Link tham khảo: https://dautuhanghoa.vn/phan-tich-ngo-ngay-07-07-2021-gia-ngo-giam-sap-san-tu-dau-cho-den-cuoi-phien/#goc-nhin-ky-thuat
  • Hiện tại thì ngô vẫn đang trong xu hướng giảm mạnh và chưa xuất hiện tín hiệu tăng giá trở lại.
  • Ngô có khả năng hồi phục ngắn hạn tại khi chạm vùng 525 – 534 nhưng cần chờ thêm tín hiệu tăng giá trở lại tại vùng này.
  • Nếu hồi phục thì ngô có thể tăng lên đến vùng kháng cự ngắn hạn 545 – 550. Nếu phá vỡ được vùng kháng cự này thì đó là tín hiệu tốt cho xu hướng hồi phục đang được hình thành. Và vào thứ 2 tuần sau, lúc 23:00 ngày 12.07.2021 sẽ phát hành báo cáo USAD khiến giá ngô có khả năng đảo chiều mạnh. Nhà đầu tư cần lưu ý điều này.
  • Tuy nhiên, vẫn không loại trừ khả năng là ngô hoàn toàn có thể phá vỡ vùng hỗ trợ 525 – 534 và tiếp tục tạo ra các vùng đáy mới thấp hơn.

Lưu ý:

– Mọi thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, Quý Nhà Đầu tư nên xem xét kỹ lưỡng để đưa ra quyết định đầu tư cho riêng mình.

– Luôn ưu tiên quản trị vốn để tối thiểu hóa rủi ro và từ đó có thể kiếm lợi nhuận một cách bền vững từ thị trường.

– Quý Nhà Đầu tư nên tìm kiếm một đội tư vấn, phân tích, chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp để từ đó có thể kiếm được lợi nhuận từ thị trường. Đừng ngừng ngại liên hệ cho chúng tôi – Công ty Cổ phần Giao dịch Hàng hóa Gia Cát Lợi qua thông tin bên dưới.


CÔNG TY CỔ PHẦN GIAO DỊCH HÀNG HÓA GIA CÁT LỢI – Thành viên TOP đầu thuộc Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam
Địa chỉ: 95 Nguyễn Công Trứ, P. Nguyễn Thái Bình, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
Hotline: 024 7109 9247
Print Friendly, PDF & Email

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!